四角形: 角を丸くする: 日本語四角形: 角を丸くする: English四角形: 角を丸くする: 中文简体四角形: 角を丸くする: Español四角形: 角を丸くする: Tiếng việt四角形: 角を丸くする: Indonesia 

 

■Việc Giáo Dục Nhật Ngữ Bắt Đầu Từ Hình Ảnh là gì

Người ta hay nói đến sự khó khăn trong việc học tập ngôn ngữ của các em nhỏ có mối liên hệ với nước ngoài. Đó là chuyện không thể tránh được, nhất là trong tình hình hiện tại, khi mà mà việc giáo dục để tiếp thụ 4 kỹ năng: "Nói", "Nghe", "Đọc" và "Viết" chưa được tiến hành đầy đủ. Tuy nhiên, đối với các em nhỏ, vấn nạn quanh khả năng tiếng Nhật, không chỉ nằm ở chỗ tiếp thu qua việc học tập; mà còn là sự trì trệ trong suy tư của các em, trong thời kỳ cần nuôi dưỡng khả năng tư duy. Đây mới chính là vấn đề vô cùng quan trọng.

 

Ở các em nhỏ, các em đã có thể có cảm nhận nhất định của riêng mình, và để bồi dưỡng cho nó phong phú hơn, thì cần phải khuyến khích khả năng suy tư cho các em, luyện đi luyện lại suy nghĩ có lý luận, và còn phải tập luyện tóm tắt các suy tư của mình bằng tiếng Nhật. Đối với các em có dị ứng trong việc đọc sách, thì nên cho các em xem hình, và đặt câu hỏi tại sao nghĩ như thế, và htường thì các em sẽ vui vẻ nói cho biết lý do. Hình ảnh là cái mốc để các em suy nghĩ và nói chuyện, và đó chính là lúc mà chúng ta sẽ làm nhiệm vụ hỗ trợ để bổ túc những phần thiếu trong Nhật ngữ của các em.

 

Trong Lớp này, chúng tôi không chỉ dạy Nhật ngữ, mà chúng tôi còn làm vai trò trợ giúp nâng đỡ các em bằng chính những từ ngữ của em, khi các em không thể diễn tả bằng tiếng Nhật một cách nhuần nhuyễn.

 

Các hạt giống suy tư phong phú thường là có sẵn trong mỗi em, và khi thời cơ đến, nó sẽ nảy mầm, lớn mạnh lên, và  lúc đó các em sẽ tự mình lĩnh hội được tiếng Nhật.

 

 

 

 

 

 

■Hướng về Lớp Nhật Ngữ Bắt Đầu Từ Hình Ảnh -Dành cho quý phụ huynh-

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chúng tôi mong rằng quý phụ huynh sẽ lý giải được những gì chúng tôi đang nhắm đến trong các hoạt động về các lớp học này. Bởi đây không phải là những lớp học được mở ra để học theo chương trình của nhà trường. Nhất là lại có người tỏ ra an tâm khi thấy các em nhỏ tiến bộ nhanh hơn hẳn người lớn trong việc tiếp thu ngôn ngữ đàm thoại thường ngày, thậm chí có phụ huynh còn nói rằng “Không sao cả !! Con tôi nói được tiếng Nhật mà”.

 

Việc nói được tiếng Nhật trong ngôn ngữ đàm thoại thường ngày, và việc tiếp thu khả năng Nhật ngữ qua việc học tập ở trường nhằm nâng cao học lực, là hai việc khác nhau rất xa. Trong sinh hoạt học tập ở trường, các em phải sử dụng văn tự, phải đọc và viết bằng Nhật ngữ. Do đó, cho dù các em có giỏi ngôn ngữ đàm thoại thường ngày cỡ nào đi nữa, thì tiếng Nhật vẫn không phải là tiếng mẹ đẻ, vì thế số lượng ngữ vựng cũng không thể gọi là đủ, khiến việc lý giải rõ nội dung bài học vô cùng khó khăn. Các em đành phải “suy nghĩ”, với số vốn tiếng Nhật không đẩy đủ này. Vì thế, có em trở nên rất ngại trong việc “suy nghĩ” hoặc “suy nghĩ rồi nói ra”. Tiếc thay, vì thực ra các em này đều có khả năng suy tư tốt......... và khi để thời gian mà nghe em đó nói chuyện, chúng tôi vô cùng ngỡ ngàng vì phát hiện ra rằng em đó có khả năng suy tư rất phong phú.

 

Chúng tôi cho rằng điều quan trọng chính là việc lặp đi lặp lại việc tập luyện “Suy tư bằng tiếng Nhật”, “Nói về những suy nghĩ của mình” và “Tóm tắt thành văn từ những suy tư của mình”. Qua việc lặp đi lặp lại luyện tập như thế này sẽ làm cho các em có thể thể hiện những suy tư của bản thân bằng tiếng Nhật một cách đúng cách. Hơn nữa, việc tập luyện này sẽ trở thành việc "Bồi dưỡng dòng suy tư".

 

Điều chúng tôi mong mỏi nhất là nuôi dưỡng sự suy tư bằng chính khả năng của chính bản thân các em, đồng thời, các em sẽ vừa lĩnh hội thêm tiếng Nhật, và sẽ trưởng thành như cây to bám rễ mạnh.

 

 

■Nội dung học tập trong Lớp Nhật Ngữ

Tuỳ theo trình độ Nhật ngữ của mỗi em mà nội dung học tập sẽ thay đổi. Trong giai đoạn đầu, cần phải giúp các em lãnh hội được một ít vốn tiếng Nhật tối thiểu để có thể giao tiếp, đọc và viết mẫu tự Hiragana. Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng, đồng thời ngay từ thời gian đầu, các em cần phải có những cơ hội thể hiện những suy nghĩ của bản thân bằng những tiếng Nhật bặp bẹ, sai cũng không sao. Từ đây, mở đầu bằng "Lớp Nhật Ngữ Bắt Đầu Từ Hình Ảnh", và hiện nay, Lớp được đặt trọng tâm học tập vào 3 hạng mục lớn, đó là: "Phân tích Hình Ảnh – Sách Hình", "Trò chơi Hỏi - Đáp" và "Kể lại". Qua 3 hạng mục này, ta sẽ xoay vòng luyện tập chỉ tiêu "Suy nghĩ có tính lý luận bằng tiếng Nhật", "Nói chuyện về điều suy nghĩ cho dễ hiểu" và "Tóm tắt có tính lý luận thành bài văn về những điều suy nghĩ". Với việc lặp đi lặp lại luyện tập như thế, các em sẽ suy nghĩ có căn cứ một cách tự nhiên, nhờ vậy mà nâng cao khả năng thể hiện dễ hiểu về nội dung suy tư bằng Nhật ngữ.

 

 

 

Phân tích Hình Ảnh – Sách Hình

Đầu tiên, bắt đầu từ sự quan sát hình ảnh 1 tấm hình có liên hệ đến sinh hoạt của chính bản thân.

Từ tổng thể của tấm hình, các em sẽ suy nghĩ về thời tiết hoặc giờ khắc được vẽ, sau đó mới nhìn đến các chi tiết. Lặp đi lặp các câu hỏi như: “Em nghĩ đó là mùa nào?”, “Tại sao em cho là thế”. Các em sẽ dùng ngón tay trỏ vào hình vẽ, hoặc chỉ nói vài từ ngữ, và em đó truyền đạt “điều mình suy nghĩ”

Chi tiết, xem sau (Tiếng Nhật)

Trò chơi Hỏi - Đáp

Bắt đầu bằng câu hỏi “Em thích...gì?”. Đối với câu hỏi này, luyện cho em trả lời dựa trên căn cứ. Cuối cùng thì tóm tắt các câu “trả lời” vào thành bài văn. Hình thức câu hỏi sẽ thay đổi từng chút một.

Chi tiết, xem sau (Tiếng Nhật)

Kể lại

Là sự luyện tập để tái thể hiện thành bài văn từ câu truyện đã nghe qua. Khác với việc ghi phác thảo. Đây là việc luyện tập, có sử dụng các liên từ để xếp đặt kết cấu câu truyện, nối kết với nhau có tính lý luận bằng việc sang hàng. Bắt đầu bằng việc nghe một câu truyện ngắn khoảng 1 phút, và tóm tắt câu truyện đó thành một bài văn.

Chi tiết, xem sau (Tiếng Nhật)

Cảnh từ lớp học của chúng tôi: lớp hè (Tiếng Nhật)

 

 

Tài liệu tham khảo: Sanmori, Yurika. Gengo gijyutu kyouiku no taikei to shidou naiyou [Systems and Lectures of Language Skills Education], Tokyo: Meijitosho, 1996.

 

 

Quay lại trang chủ